Trong đông y khi nhắc đến cây trinh nữ hoàng cung thì không ai không biết tới cây thuốc quý này. Trong nhà bạn đã có loài cây, loài hoa này chưa? Nếu chưa thì hãy nhanh tay sở hữu nó đi nhé.

Trinh nữ hoàng cung ( Láng hoa) là loài thuốc quý
  • Tên thường gọi: trinh nữ hoàng cung
  • Cách gọi khác: cây trinh nữ hoàng cung
  • Tên khoa học: Crinum latifolium L.
  • Họ:  thủy tiên (Amaryllidaceae)
  • Nguồn gốc xuất xứ: cây xuất hiện nhiều ở Thái Lan và Campuchia

Công dụng của cây trinh nữ hoàng cung

Cả lá, thân, hoa của cây đều được dùng để chữa bệnh vì thế công dụng của cây là để làm thuốc. Bên cạnh đó cây cũng được dùng như một cây cảnh nhằm trang trí cảnh quan, làm đẹp môi trường.

Đây là cây hoa cảnh được trồng nhiều trong những vườn thuốc, sân vườn,. công viên….

Cây được những người làm thuốc đông y và những hộ gia đình trồng nhiều nhất.

Chiều cao cây: 80-100cm

Đặc điểm hình thái của cây trinh nữ hoàng cung

Đặc điểm hình thái của cây Láng hoa

Thân:  cây giống như một củ hành to, các bẹ úp vào nhau tạo thành thân cao khoảng 10cm.

Lá: hình mũi mác, ngắn cuộn xòe như hình bông hoa, lá có màu xanh. Hai bên mép lá có gân lượn sóng, mặt trên lõm thành rãnh. Đầu bẹ lá có màu đỏ tím.

Hoa: cánh hoa dài, nhỏ, mảnh có màu trắng hoạc phớt hồng.

Rễ : chùm

Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây trinh nữ hoàng cung

Tốc độ sinh trưởng: cây sinh trưởng chậm

Phù hợp với: môi trường ấm và ẩm ướt.

Cách chăm sóc cây trinh nữ hoàng cung

Cây Láng hoa ưa ẩm, tưới nhiều nước

Chế độ Nước: cây ưa ẩm nên cần tưới nhiều nước
Đất trồng: Đất tơi xốp, màu mỡ

Những lưu ý khi chăm sóc cây trinh nữ hoàng cung:

Cây trinh nữ hoàng cung ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng 1 phần vì thế cần trồng cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ tốt nhất là từ 22-27 độ C.

Tránh tình trạng sâu bệnh cho cây.

Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay.

Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt.