Cây cau tiểu trâm mang lại may mắn tài lộc
Với tán lá xanh mướt như một cây dừa mini, cau tiểu trâm không chỉ mang đến không khí trong lành tự nhiên, cải thiện tâm trạng của mỗi người mà cau tiểu trâm còn đem may mắn đến cho người sở hữu. Không cần dùng đến các loại máy lọc không khí tốn kém, chỉ cần trưng vài chậu cau tiểu trâm trong phòng bạn đã có bầu không khí tuyệt vời. Chúng ta cùng tìm hiểu về loài cây đa năng này bạn nhé!
Ý nghĩa phong thủy cây cau tiểu trâm
Cây cau tiểu trâm là cây nội thất với nhiều ý nghĩa. Cây cau tiểu trâm hình dáng nhỏ xinh nhưng khả năng chịu khắc nghiệt,vượt qua những trở ngại, thể hiện ý chí, sự phấn đấu không ngừng vươn lên. Vì thế trong phong thủy cây cau tiểu trâm được quan niệm là một loại cây trừ tà khí, có tác dụng án ngữ,hấp thu và loại bỏ khí xấu, khai thông vượng khí, đem đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
Đặc điểm cây cau tiểu trâm
Cau tiểu trâm hay còn gọi là dừa tụ thân thuộc họ Cau – Arecaceae thuộc loại cây thân thảo hóa gỗ, sống lâu năm. Cau tiểu trâm có nguồn gốc từ Châu Á nên rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.
Cau tiểu trâm thuộc loại cây bụi nhỏ, chiều cao khoảng 20-200 cm. Cau tiểu trâm có lá dạng bẹ, lá kép giống lá cau. Lá dài, nhọn, màu xanh đậm, mềm và bóng, nhẵn, nổi rõ gân .Lá cau tiểu trâm mọc thưa từ thân chính. Các bẹ lá và thân cau có màu vàng kết hợp hài hòa với nhau tạo nên vẻ đẹp hài hòa, bắt mắt, vừa sinh động đầy sức sống. Ngắm nhìn cau tiểu trâm ta như được ngắm một cây dừa thu nhỏ rất duyên dáng.
Ứng dụng cây cau tiểu trâm
Với nhiều ưu điểm: hình dáng ngộ nghĩnh, đáng yêu, tán lá xanh mượt đầy sức sống và khả năng hấp thụ khí độc hiệu quả… cau tiểu trâm được lựa chọn là một trong số những cây cảnh trồng trong nhà được yêu thích.
Người ta hay trồng cau tiểu trâm vào những chậu sứ có hình dáng trang nhã tạo nên một chậu cảnh sang trọng trưng ở hành lang, bệ cầu thang, lối ra vào, hoặc bàn làm việc, phòng khách, phòng họp đem đến không gian trong lành cùng vẻ đẹp trẻ trung.
Để khoe hết vẻ đẹp tổng thể của cau tiểu trâm từ rễ, thân, lá người ta thường trồng cau tiểu trâm vào bình thủy tinh để bàn làm việc, bàn ăn,phòng khách, phòng bếp, kệ tivi, kệ sắt nghệ thuật… làm điểm nhấn cho không gian.
Thêm vào đó, cây cau tiểu trâm là biểu tượng của sức sống mạnh mẽ, ý chí vươn lên nên được lựa chọn làm quà tặng trong nhiều dịp: thi cử, tân gia, lễ tết, thăng chức, sinh nhật, khai trương…đặc biệt là động viên tinh thần những người đang phấn đấu, cần sự khích lệ, động viên.
Đặc biệt với khả năng làm sạch không khí bằng cách hút các chất độc, cau tiểu trâm có thể vô hiệu hóa nhiều loại chất độc có khả năng gây ung thư: bức xạ từ máy tính, chất độc thải ra từ động cơ xe, xăng dầu, khói thuốc lá, các tia bức xạ từ đồ điện tử…
Đối với những người bị một số bệnh về đường hô hấp: viêm xoang, hen suyễn nếu trưng chậu cây cau tiểu trâm trong phòng ngủ hoặc trên bàn làm việc sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Cách trồng chăm sóc cây cau tiểu trâm
Cau tiểu trâm khỏe mạnh, kháng chịu khắc nghiệt rất tốt, khi trồng chăm sóc cau tiểu trâm chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
Ánh sáng: Cau tiểu trâm sống được trong bóng râm nhưng cũng chịu sáng khá tốt, sinh trưởng ở điều kiện bình thường. Vì vậy cau tiểu trâm thường được lựa chọn làm cây cảnh trồng trong nhà. Nếu trồng trong phòng tối, hạn chế ánh sáng thì nên đem cây ra nắng khoảng 1,5-2 tiếng/ tuần vào buổi sáng từ 7-10h tùy mùa.
Nhiệt độ: cau tiểu trâm ưa mát, chịu nóng và lạnh kém, khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây từ 17-25oC. Nóng hay lạnh quá làm cây sinh trưởng kém, sắc lá không mượt.
Độ ẩm: Cây ưa ẩm trung bình, khoảng 60-80%
Đất trồng: cau tiểu trâm ưa đất thịt, nếu trồng chậu cần đất tơi xốp hơn để thoát nước tốt. Đất trồng tốt nhất cho cau tiểu trâm nên sử dụng: đất thịt + trấu hun + phân hữu cơ + xỉ than.
Tưới nước: nhu cầu nước của cau tiểu trâm vào loại trung bình, chỉ nên tưới 2-3 lần/ tuần, mỗi lần từ 300-800ml tùy kích thước chậu. Dễ nhất là bạn tưới khi đất trên mặt chậu đã se khô, tưới chậm, đều, đến khi thấy nước chảy ra dưới đáy chậu là được. Nếu trồng cau tiểu trâm thủy sinh thì nên duy trì lượng nước trong bình không quá ½ chiều cao bộ rễ. Tuy nhiên không để thấp quá không đủ chất nuôi cây. Thay nước và vệ sinh cây, loại bỏ rễ hỏng 1 tuần/ lần.
Bón phân: Để lá cau tiểu trâm xanh bóng, mượt thì hàng tháng nên bón phân cho cây bằng các loại phân nhả chậm, trùn quế, vi sinh, phân hữu cơ hoai mục, phân bò luân phiên để tăng cường vi chất cho cây