Hồng cổ là loại cây rất được ưa chuộng hiện nay tượng trưng cho tình yêu. Đem lại vẻ đẹp tinh khiết và nhiều may mắn cho gia chủ, thân cây có nhiều gai để xua đuổi tà khí.
Cách trồng cây hồng
Hồng ưa loại đất rất sạch vì vậy ta nên lựa chọn loại đất ruộng phơi khô đất để đất không có mầm bệnh ở trong. Hồng không ưa đất xốp nên khi trồng cho ít chấu và ít đất tạo xốp. Chọn chậu phù hợp để chậu trồng phù hợp để giúp cây vừa thoat nước được và cũng như phát triển bộ rễ tốt.
Cho đất vào chậu lớp đầu tiên nên ấn tay để lớp đất thật chặt sau đó nhẹ nhàng đưa cây vào chậu đặt làm sao cho cân đối. Sau đó cho thêm một lớp đất nữa sao cho bao chùm toàn bộ rễ. Để lớp đất cao cách miệng chậu khoảng 4-5cm
Nếu cây quá cao lấy cây buộc hồng vào tránh trường hợp cây đổ gẫy nhà có cổng hoặc tường rào thì có thể cho cây hồng bò lên.
Cách chăm sóc cây hồng cổ
Vào mùa đông chúng ta nên chăm bón thêm phân hữu cơ: phân chuồng, phân gia súc, phân gia cầm. Khi hồng phát triển tốt ta có thể bón thên phân, lân, NPK
Thường xuyên tỉa cành lá để cho cây hồng cổ được thông thoáng giảm sâu bệnh hại. Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ. Khi cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để cho cây có sức đâm nhánh mới. Nên cắt hoa hồng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát vì cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa sẽ lâu tàn. Chú ý có hai loại sâu bệnh thường gặp ở hoa hồng là bệnh phấn trắng bệnh đốm đen….