Cây trúc mây là cây bụi thưa, cao từ 1 đến 2m, gốc có nhiều rễ phụ và chồi bên. Trúc mây có khả năng thanh lọc không khí, làm đẹp cho không gian kiến trúc, tạo không khí trong lành và giảm lượng khí CO2 và các chất độc, khí bụi
Ý nghĩa quà tặng
Người ta thường tặng chậu Trúc Mây cho những người cần sự động viên, khích lê, hoặc những người không ngại khó khăn gian khổ để thử thách để vươn lên mọi khó khăn như thân cây vẫn luôn mọc thẳng vậy.
Ý nghĩa môi trường
Cây trúc mây có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ các khí như amonia … Vì vậy bạn nên đặt một chậu cây ở nơi làm việc của bạn chẳng khác nào bạn đặt một chiếc máy điều hòa nơi đó.
Công dụng: Cây thường dùng để trang trí và trồng ở nhiều nơi như cửa hàng, đại sảnh khách sạn, văn phòng, cầu thang,…
Tác dụng: Có nhiều tác dụng với các đối tượng khác nhau, làm đẹp cho không gian kiến trúc, tạo không khí trong lành và giảm lượng khí CO2 và các chất độc, khí bụi, tạo cảm giác an thần thoải mái mỗi khi ngắm nhìn
Thân cây trúc mây nhẵn, đốt đều đặn, mang nhiều bẹ khô do lá rụng để lại. Lá cây trúc mây dạng kép chân vịt, chia 5 – 10 lá phụ dạng dải, đầu nguyên hoặc chia 2 thùy nông, màu xanh bóng đậm.
Tốc độ sinh trưởng của cây trúc mây trung bình. Giai đoạn cây nuôi còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng. Do đó vườn ươm và nuôi trồng cây trúc mây nên che lưới mát để hạn chế ánh nắng trực tiếp. Khi cây còn non, chịu ánh nắng trực tiếp nhiều sẽ làm cho lá cháy hoặc đầu lá bị khô. Đất trồng cây trúc mây là loại đất thoát nước tốt, độ xốp cao (có thành phần xơ dừa nhiều).
Nhân giống cây trúc mây từ hạt hoặc tách bụi, mọc khỏe. Thông thường cả 02 phương pháo nhân giống đều được sử dụng.
Chăm sóc chậu cây trúc mây trong văn phòng:
– Nên đặt chậu cây trúc mây nơi có ánh sáng, không quá tối
– Tưới nước: Nhu cầu nước trung bình, tuy nhiên bộ lá cây nhiều thì cần siêng tưới, tưới 3-4 lần/ tuần vào gốc của bụi cây trong chậu.
– Khi thấy lá cây trúc mây có đầu ngọn khô thì nên dùng kéo cắt đầu lá đi để cây đẹp và thẩm mỹ.
Cách chăm sóc cây Trúc Mây:
Cây Trúc Mây ưa sáng nhưng cũng có thể chịu bóng bán phần. Do đó, cần đặt cây nơi mát mẻ, nhiều ánh sáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhưng sau khoảng 2-4 tuần thì nên mang cây ra ngoài phơi dưới nắng nhẹ buổi sáng để cây phát triển tốt hơn.
Đất trồng cây là loại đất thịt pha cát, giàu chất hữu cơ, thoáng khí, thoát nước tốt. Nếu trồng cây trong chậu, nên trộn hỗn hợp 1/3 trấu, đất 2/3.
Đất trồng được đập nhỏ đất với lượng chiếm 70% trên tổng lượng đất. Có thể trộn thêm phân vi sinh.
Cây có nhu cầu nước trung bình, nên tưới 1 tuần 2-3 lần để cây sinh trưởng tốt. Không để cây khô héo rồi tưới 1 lúc nhiều nước hoặc tưới quá nhiều cây sẽ bị thối rễ, sinh nấm.
Đối với cây trúc trồng chậu, cần bón phân để cung cấp thêm dinh dưỡng đặc biệt là hàm lượng NPK, các nguyên tố vi lượng C, H, O, N, S, P, K, Mg, Ca, Fe,… Phân bón có thể hòa tan với nước 5g/ 1 lít nước, tưới 1-2 lần trong tháng.
Cây có thể mắc một số bệnh: phấn trắng hoặc sâu hại. Không nên dùng thuốc trừ sâu đối với loại cây trồng trong nhà, có thể dùng thuốc diệt muỗi thay thế. Ngoài ra có thể dùng khăn thấm cồn lau sạch cây nếu cây bị phấn trắng.